Trong những ngày qua, hình ảnh về một người nông dân Campuchia lái xe sang Lexus chở rơm khiến cho cộng động mạng nhiều tranh luận về sự chênh lệch giá ô tô của Việt Nam với các nước láng giềng được cho là kém phát triển hơn.
Tin liên quan
>> Quảng Ninh: Điều tra vụ việc cô giáo dạy thêm đánh bé gái 9 tuổi bầm tím mặt
>> Các ngân hàng lớn đồng loạt giảm lãi suất từ 01/08/2019
NÔNG DÂN CAMPUCHIA DÙNG LEXUS ĐỂ CHỞ RƠM?
Mới đây, một nhóm kín chuyên về ô tô đã xuất hiện hình ảnh một bác nông dân dùng xe Lexus để chở rơm cùng với nội dung kèm theo:" Cuộc sống mưu sinh mà!!! Qua bên nước Lào r mới thấy người ta cực khổ cỡ nào. Họ không có đủ tiền mua trâu bò kéo rơm luôn, xe bò bên đây đối vs họ thật xa xỉ. Nên họ đành dùng tạm con Lexus RX 300 gold này chở thôi. Nhìn chú cực khổ mà lòng mình chua xót quá!”
Hình ảnh người nông dân Campuchia dùng xe Lexus chở rơm khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về giá cả dòng xe sang này ở nước bạn
Thực ra, thì hình ảnh này xuất hiện trên mạng từ năm 2018 và có xuất xứ từ Campuchia chứ không phải là Lào như bài viết trên chia sẻ.
Tuy nhiên, những hình ảnh này đã khiến nhiều người tranh luận về thực trạng giá cả ô tô ở các nước láng giềng mà được đánh giá là kém phát triển so với Việt Nam.
Chiếc xe trong ảnh là xe Lexus RX300 được bác nông dân chất rơm chật kín trong khoang cabin, thậm chí còn ngập hết cả bên ghế phụ cạnh tài xế.
CAMPUCHIA - THIÊN ĐƯỜNG CỦA XE Ô TÔ CŨ
Lexus vốn nổi tiếng là thương hiệu xe sang với giá bán đắt đỏ. Tuy nhiên, ở thị trường Campuchia, dòng Lexus RX300 được khá nhiều người sử dụng như một mẫu xe bình dân tại Việt Nam. Tại thời điểm đầu năm 2017, giá Lexus RX300 ở đất nước này chỉ ở khoảng 12.000 USD (khoảng 250 triệu đồng).
Ô tô cũ ở Campuchia có giá cả phải chăng
Những mẫu xe sang Lexus cũ hiện rất được ưa chuộng tại đất nước Campuchia, thậm chí những gia đình có nhà lụp xụp nhưng vẫn cố gắng sở hữu một chiếc Lexus bởi quan niệm sở hữu ôtô lớn mang lại cho đàn ông địa vị cao.
Ở Việt Nam, giá xe Lexus RX300 đời 2000 hiện nay cũng phải có giá bán khoảng 400 triệu đồng mỗi chiếc.
Việc nông dân dùng xe sang Lexus để chở rơm là hoàn toàn bình thường ở đất nước Campuchia vì nước này có giá xe cũ rất rẻ.
Thực tế, trên đường phố Phnom Penh, người ta dễ dàng bắt gặp được những mẫu xe Lexus RX300 - có giá chỉ 17.000 USD (đời 2002). Với những mẫu xe đời cao hơn, RX350 sẽ là lựa chọn phù hợp, hầu hết các đại lý cung cấp đời xe từ 2010 đến 2013 với mức giá cao hơn 65.000 USD. Mẫu Lexus LX570 được giới thượng lưu Campuchia ưa chuộng cũng có giá chỉ 100.000 USD.
Hay như với thương hiệu cao cấp Range Rover, người dân nước này chỉ phải trả 35.000 USD cho phiên bản 2006 trong khi giá phiên bản mới nhất là 140.000 USD.
Trong khi giá thuế nhập xe mới của Campuchia là 125% thì các dòng xe đã qua sử dụng sẽ được ưu đãi thuế chưa kể là các nhà nhập khẩu xe cũ cũng không phải nộp thuế giá trị gia tăng 10%. Theo ước tính của CAIF, 90% lượng ôtô bán ra tại Campuchia là xe cũ. Vì vậy mà những đơn vị làm ăn chân chính, nhập khẩu xe có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đóng thuế đầy đủ là bên chịu thiệt thòi nhất.
Chính vì “món hời” khi mua được ô tô hạng sang giá rẻ của người dân Campuchia mà nhiều người Việt Nam không tránh được sự bức xúc khi những mẫu xe ô tô bán ở Việt Nam luôn có giá cao hàng đầu thế giới.
( Nguồn enternews.vn )
- BẢY THI THỂ DẠT VÀO BỜ BIỂN PHÚ QUỐC NGHI LIÊN QUAN VỤ ĐẮM THUYỀN (30.09.2022)
- NGƯỜI MALAYSIA MẮC BẪY VIỆC NHẸ LƯƠNG CAO (28.09.2022)
- SỢ BỊ BÁN, 18 CÔNG DÂN THÁO CHẠY KHỎI CASINO Ở THỦ ĐÔ PHNÔM PÊNH (24.09.2022)
- TẦNG CHUYÊN ĐÁNH ĐẬP - NƠI ĐÁNG SỢ NHẤT VỚI NGƯỜI VIỆT Ở CAMPUCHIA (23.09.2022)
- ÔNG NĂM Ở CAMPUCHIA: TÔI ĐI CHUỘC NẠN NHÂN, CÓ NGƯỜI GẶP 3-4 LẦN (22.09.2022)
- CUỘC THÁO CHẠY CỦA 70 LAO ĐỘNG VIỆT Ở CAMPUCHIA (21.09.2022)
- LAO ĐỘNG VIỆT THÁO CHẠY KHỎI CASINO Ở CAMPUCHIA: LỪA ĐẢO TRONG CÔNG TY MA (20.09.2022)
- CHIÊU DỤ DỖ NHÀ ĐẦU TƯ CỦA CÁC ỨNG DỤNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GIẢ MẠO (17.09.2022)
- BỊ BỐC HƠI 300 TRIỆU ĐỒNG SAU KHI NGHE CUỘC ĐIỆN THOẠI TỪ ĐỐI TƯỢNG GIẢ MẠO CÔNG AN (16.09.2022)
- GỬI CON ĐI CHỮA BỆNH, NHẬN LẠI HŨ TRO CỐT: CHỦ TỊCH TP BẢO LỘC NÓI GÌ? (15.09.2022)