MINH VIET PHAT GROUP, Lô J55 Đường NE8, Mỹ Phước 3, Phường Thới Hòa, Bến Cát, Bình Dương , Ho Chi Minh, 70000, VN. 0945 56 6262
Hotline: 0945 56 6262
google.com tiwtter.com youtube.com facebook.com

CUỘC HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG ĐẶC BIỆT CỦA VEAM TRƯỚC KHI ÔNG TRẦN NGỌC HÀ BỊ BẮT

     Trước khi lệnh bắt được thi hành, ông Trần Ngọc Hà, cựu Tổng giám đốc VEAM đã gửi đơn tố cáo đi khắp nơi, tạo nên một bầu không khí căng thẳng ở đơn vị này. Kết quả xác minh lại cho thấy nhiều sự thật khác liên quan đến ông Hà.

 

Tin liên quan

>> Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh dự đoán chính xác thí dinh đăng quang hoa hậu thế giới Việt Nam

>> Bí mật bên trong các điểm thác loạn: Khó khan vì kẻ bắn tin “ đeo bám” đoàn kiểm tra?

 

     Sáng 30/6, Đại hội đồng cổ đông của Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) được tổ chức tại một khách sạn ở Tây Hồ vào buổi cuối tuần. “Sức nóng” của cuộc họp có thể thấy ngay từ cổng vào khách sạn. Công an đứng khắp nơi, từ cổng cho đến nơi tổ chức cuộc họp.

 

 

Cuộc họp đại hội cổ đông của VEAM trước khi ông Nguyễn Thanh Hà bị bắt

 

 

     Đó là cuộc họp mà chính các lãnh đạo của VEAM đã chủ động nhờ công an bảo vệ an ninh trật tự, vì lo ngại có tình huống ngoài tầm kiểm soát.

 

     Một trong những nội dung quan trọng tại cuộc họp hôm đó là xin ý kiến cổ đông về việc miễn nhiệm chức danh thành viên hội đồng quản trị của ông Trần Ngọc Hà, cựu Tổng giám đốc VEAM. Đây là chức danh gần như là cuối cùng của ông này sau khi lần lượt bị mất chức Tổng giám đốc, người đại diện vốn nhà nước tại VEAM…

 

     Suốt diễn biến cuộc họp, ông Trần Ngọc Hà ngồi bàn đầu, và chỉ lướt web. Cuối buổi họp, các cổ đông của VEAM thống nhất bãi nhiệm ông Trần Ngọc Hà. Theo đó, kết quả có 98,73% số cổ phần tham dự đồng ý bãi nhiệm chức danh này đối với ông Trần Ngọc Hà.

 

     Cũng tại cuộc họp sáng 30/6, ông Bùi Quang Chuyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị VEAM cũng thông tin Hiện C03 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế - Bộ Công an) đang tiến hành làm việc về các vấn đề liên quan đến tài chính tại VEAM.

 

     Ngày 3/8, Bộ Công an công bố thông tin Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án, bị can xảy ra tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam. Ông Trần Ngọc Hà cùng một số cựu lãnh đạo, lãnh đạo của VEAM bị khởi tố, bắt giam. Trong đó, có ông Lâm Chí Quang, nguyên Tổng Giám đốc VEAM; Vũ Từ Công, Phó Tổng Giám đốc Veam; Nguyễn Mạnh Chung, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn máy kéo nông nghiệp.

 

      Các bị can trên bị khởi tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo quy định tại Điều 219 Bộ Luật hình sự năm 2015 và áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt bị can để tạm giam đối với 3 bị can Trần Ngọc Hà, Lâm Chí Quang và Nguyễn Mạnh Chung; Áp dụng biện pháp ngăn chặn, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Vũ Từ Công.

 

     Trước khi ông Trần Ngọc Hà - cựu Tổng giám đốc VEAM bị bắt, ông Hà đã gửi đơn tố cáo dàn lãnh đạo của VEAM hiện tại đi khắp nơi.

 

     Thế nhưng, sau khi tiến hành xem xét đơn, và thanh tra hoạt động của VEAM, Bộ Công Thương đã phát hiện ra một loạt sai phạm dưới thời ông Trần Ngọc Hà. Theo đó, hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều đơn vị thuộc VEAM không đạt hiệu quả. Quá trình quản lý, điều hành tại VEAM và một số đơn vị thành viên còn tồn tại nhiều sai phạm, thiếu sót.

 

     Liên quan đến các sai phạm tại VEAM, Bộ Công Thương đã kiến nghị chuyển nhiều vụ việc sang công an vào tháng 12/2018.

 

     Đó là việc mua linh kiện phụ tùng ô tô (3.000 bộ linh kiện xe Huyndai Mighty với TCG; 1.500 bộ linh kiện của Đơn hàng giữa VEAM và Chi nhánh Công ty TNHH Mekong Auto). Trách nhiệm chính thuộc về ông Trần Ngọc Hà, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, người đại diện vốn nhà nước, Kế toán trưởng,... Việc chuyển tiền từ VEAM cho Nhà máy ô tô VEAM; Công tác quản lý vốn và công nợ.

 

      Sau đó, Bộ Công Thương tiếp tục chuyển các vụ việc khác có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý kinh tế.

 

     Một là việc sử dụng nguồn vốn hơn 112 tỷ đồng không đúng mục đích từ nguồn vốn chuyển quyền sử dụng đất 191 và 193 Bà Triệu - Hà Nội tại Công ty TNHH MTV cơ khí Trần Hưng Đạo trong Dự án đầu tư di chuyển và xây dựng mới công ty cơ khí Trần Hưng Đạo. Trách nhiệm chính thuộc về ông Nguyễn Thanh Giang Tổng giám đốc giai đoạn 2010-2011, ông Lâm Chí Quang Chủ tịch giai đoạn 2004-2011, ông Phạm Đình Công Nhân, giám đốc công ty giai đoạn 2006-2011...

 

 

Dàn cựu lãnh đạo VEAM bị bắt

 

 

     Hai là Hệ thống khuôn dập cabin thiệt hại hơn 26 tỷ đồng. Trách nhiệm chính thuộc về ông Hồ Mạnh Tuấn, giám đốc Công ty VEAM Korea; Phó Tổng giám đốc VEAM từ tháng 6/2016 đến nay và Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc...

 

     Ba là việc bảo lãnh vay số tiền hơn 75 tỷ đồng tại Công ty CP vận tải và thương mại VEAM. Trách nhiệm chính thuộc về ông Lâm Chí Quang, Chủ tịch giai đoạn 2004-2011, Tổng giám đốc 2011-2015 và người đại diện vốn, kế toán trưởng...

 

     Bốn là dấu hiệu cố ý làm trái, buông lỏng trong công tác quản lý đất đai tại tổng công ty và một số đơn vị thành viên gây thiệt hại, lãng phí tài sản nhà nước.

 

Đường thăng tiến nhanh chóng

 

     Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Trần Ngọc Hà tốt nghiệp Đại học Giao thông vận tải, bắt đầu làm việc ở Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo từ tháng 8/1988 với chuyên ngành đào tạo là kỹ sư cơ khí ô tô. Tháng 10/1999, ông Hà được VEAM tuyển dụng làm chuyên viên thị trường kinh doanh và đến tháng 11/2000 đã được đề bạt làm trưởng phòng.

 

     Tháng 1/2010 ông Hà được đề bạt làm Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc nhà máy ô tô.

 

     Tháng 4/2011, ông Hà được đề bạt là Chủ tịch Hội đồng thành viên VEAM. Việc đề bạt ông Hà không phải ý kiến của Hội đồng thành viên khi đó. Thăm dò giới thiệu để bổ nhiệm ông Hà cũng chỉ được 13/38 phiếu.

 

( Nguồn vietnamnet.vn )     

 

Chia sẻ:
Copyrights © 2017 - 2022 MINH VIET PHAT GROUP. All rights reserved. Designed by AIB.VN