MINH VIET PHAT GROUP, Lô J55 Đường NE8, Mỹ Phước 3, Phường Thới Hòa, Bến Cát, Bình Dương , Ho Chi Minh, 70000, VN. 0945 56 6262
Hotline: 0945 56 6262
google.com tiwtter.com youtube.com facebook.com

HỌC SINH CẤP II VẪN CHƯA ĐỌC VIẾT LƯU LOÁT: TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?

 

     Vì bệnh thành tích, vì muốn đạt chỉ tiêu trong thi đu, tình trạng lùa học lên lớp tràn lan, không ai khác, chính nhà trường đang tước đi cơ hội học tập của các em học sinh.

Tin liên quan

>> Công an TP.HCM tiếp tục bắt giữu lô ma túy hơn 1,1 tấn trong đường dây xuyên quốc gia

>> Bà Chu Thị Bình kháng cáo thành công, nhận 115 tỷ tiền lãi từ Eximbank

 

 

 

     Học xong lớp 1, đa phần học sinh đã biết đọc, biết viết.

 

     Đối với các em học sinh lớp 1, theo tiêu chuẩn thông thường, đa phần các em đã biết đọc, biết viết. Nhưng một số em  còn đọc chậm và viết còn sai chính tả. Tuy nhiên, những trường hợp này vẫn chấp nhận được.

 

     Và vì thế đọc thông, viết thạo là kiến thức học sinh cần phải đạt khi hoàn thành chương trình tiểu học.

 

     Vậy mà, điều đáng buồn và gây nhiều lo lắng cho nền giáo dục là có những học sinh cấp trung học cơ sở vẫn chưa đọc, viết lưu loát. Trường hợp này xảy ra tại trường Trung học cơ sở Đông Phước A huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, tại ngôi trường này có tới 5 học sinh lớp 6, lớp 7 đọc yếu, viết còn kém, thậm chí có nhiều em không biết đọc, biết viết.

 

Câu hỏi đặt ra, trách nhiệm này thuộc về ai ?

 

     Các em không đọc, không viết lưu loát được là do trường tiểu học trước đây các em học không dạy tốt hay trách nhiệm của trường trung học cơ sở nơi các em đang theo học hiện nay? Hay do chính bản thân các em?

 

 Trách nhiệm thuộc trường tiểu học

 

     Xét về lý, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học nhưng không biết đọc, biết viết đương nhiên trách nhiệm thuộc về trường tiểu học trước đây các em đã học.

 

     Những học sinh này, ngay từ cuối năm lớp 1 cũng đã không đọc và viết được.

 

     Thay vì cho các em học lại một năm để nắm lại kiến thức, chắc chắn các em sẽ cải thiện được rất nhiều khả năng đọc, viết của mình. Thế nhưng vì thành tích, vì thi đua, nhà trường nơi đây lại quyết định “ buộc “ những học sinh này “phải lên lớp 2”.

 

     Khi học lớp 2, không còn giờ luyện âm, học vần, tập viết, tập chép từng con chữ mà phải đọc trơn, viết thạo cả đoạn văn, đoạn thơ.

 

     Thế nên, nói là học lớp 2 thực ra các em cũng chỉ ngồi cho đủ chỗ vì có hiểu, có biết gì đâu để học?

 

     Thầy cô giáo lớp 2, đương nhiên cũng kèm cặp kỹ năng đọc, viết nhưng một tiết học chỉ có 35 phút thì dành riêng cho các em được mấy phút? Trong khi vài chục học sinh khác thì sao?

 

     Và cứ thế, tình trạng ấy cứ tiếp nối, các em bị đẩy lên hết lớp này đến lớp khác cho xong trách nhiệm và đạt thành tích thi đua.

 

     Cuối lớp 5, nhà trường đánh giá đạt và cấp cho cái giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tiểu học và nghiễm nhiên các em được xét tuyển vào cấp 2.

 

     Thế nên ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành mới nói:"Cái khó ở đây khi các em học hết bậc tiểu học là phải xét lên cấp 2 cho các em, vì các em đủ điều kiện nên không thể nào loại bỏ.

 

     Phần lớn các em đều xuất thân trong gia đình lao động và rất khó khăn, cha mẹ rất ít khi quan tâm đến việc học của con cái".

 

Trường học cơ sở Đông Phước A huyện Châu Thành không vô can

 

     Các trường cấp tiểu học vì thành tích họ có thể lùa học sinh lên lớp, thế nhưng để những học sinh này nhận được giấy hoàn thành chương trình tiểu học là do Trường Trung học cơ sở Đông Phước A huyện Châu Thành đã bỏ qua việc giám sát kỳ kiểm tra cuối năm tại trường tiểu học (theo quy định của Thông tư 30).

 

     Việc giám sát kỳ kiểm tra cuối năm (dành cho học sinh lớp 5) ở trường tiểu học để chuyển cấp của Trường Trung học cơ sở Đông Phước A huyện Châu Thành có thể khẳng định là không chặt chẽ nên những học sinh không biết đọc, biết viết như thế mới có cơ hội hoàn thành chương trình tiểu học.

 

     Điều 15 (nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh) Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT quy định rất rõ:

 

     b) Đối với học sinh khối lớp 5 (năm):

 

     - Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kì cuối năm học chung cho cả khối; tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường trung học cơ sở sẽ nhận học sinh lớp 5 (năm) vào học lớp 6 (sáu).

 

     Giáo viên Trường Trung học cơ sở Đông Phước A huyện Châu Thành giám sát thế nào mà để những học sinh không biết đọc, biết viết như thế làm được bài kiểm tra để được lên lớp?

 

     Nguyên nhân chỉ có thể là 1 trong 2 nguyên nhân: thỏa hiệp với trường tiểu học hoặc lơ là trong việc giám sát và chấm bài kiểm tra. Bởi thế, trách nhiệm này chính Trường Trung học cơ sở Đông Phước A huyện Châu Thành phải gánh chịu.

 

     Giải pháp mà Trường Trung học cơ sở Đông Phước A huyện Châu Thành đưa ra để khắc phục chuyện này là phụ đạo cho những học sinh này biết đọc, biết viết.

 

     Thế nhưng việc làm này, đang bị chính giáo viên phản đối bởi, thầy cô nơi đây bức xúc, cho rằng bị nhà trường “ép” dạy phụ đạo cho các em.

 

     “Việc phụ đạo cho học sinh yếu kém là trách nhiệm của giáo viên, tuy nhiên việc phụ đạo cho các em ở đây không phải là phụ đạo chuyên môn mà bắt dạy lại việc đọc, viết chữ như ở bậc tiểu học".

 

     Học tới lớp 6, lớp 7 mà phải dạy phụ đạo kiểu đọc ghép từng âm vần, viết từng con chữ sẽ khó có tác dụng.

Với tình trạng này, không sớm thì muộn học sinh cũng sẽ chán nản và tự bỏ học. Theo một số giáo viên cũng đã có vài em vì không thể theo kịp chương trình đã tự ý bỏ học.

 

     Vì thành tích, vì thi đua, lùa học sinh lên lớp như thế này, chính nhà trường đang tước đi cơ hội học tập của các em học sinh. Và chắc chắn đây không phải là những trường hợp duy nhất, nhiều trường học khác trong cả nước cũng có những trường hợp đáng buồn như thế.

 

( Nguồn baomoi.com)     

 

Chia sẻ:
Copyrights © 2017 - 2022 MINH VIET PHAT GROUP. All rights reserved. Designed by AIB.VN