MINH VIET PHAT GROUP, Lô J55 Đường NE8, Mỹ Phước 3, Phường Thới Hòa, Bến Cát, Bình Dương , Ho Chi Minh, 70000, VN. 0945 56 6262
Hotline: 0945 56 6262
google.com tiwtter.com youtube.com facebook.com

KHÓ KHĂN VÂY QUANH, KHÔNG LỐI THOÁT - CEO QUỐC CƯỜNG GIA LAI ĐÃ TỪNG NGHĨ ĐẾN TỰ VẪN

     Khó khăn ập đến trong nhiều phương diện, không chỉ về thủ tục pháp lý triển khai dự án, mà còn cả trong khâu huy động và sử dụng vốn lưu động khiến Quốc Cường Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động doanh nghiệp.

Tin liên quan

>> Sự thật nào sau câu chuyện Phúc XO trở thành đại gia sau một đêm dầu tăng giá, phất lên thành đại gia “nghiện vàng”

>> Trung tâm thương mại Vincom tại Chơn Thành sẽ được khởi công vào tháng 12

 

     Tại Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn TP.HCM do UBND thành phố tổ chức vào sáng, 10/4, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai có bài trần tình về những khó khăn mà doanh nghiệp của bà đang gặp phải tại các dự án trên địa bàn thành phố.

 

     Bà nói: “Tôi rất khổ tâm. Nếu không vì cổ đông, không bị nợ ngân hàng, không vì việc làm của 3.000 cán bộ nhân viên thì tôi đã tự tử. Tôi để lại di chúc, để lại tâm thư để làm sao Nhà nước có cách nào tháo gỡ cho doanh nghiệp”.

 

 

Bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai

 

 

12 dự án ách tắc trị giá hàng nghìn tỷ đồng

 

     Theo chia sẻ của bà Loan, hiện tại QCG đang có 12 dự án bị ách tắc trên địa bàn TP.HCM với tổng quỹ đất lên tới 150 ha. Doanh nghiệp đang phải gánh chịu nhiều khó khăn từ cách giải quyết thủ tục, hồ sơ dự án của TP.HCM, từ đó khiến đơn vị không thể triển khai các dự án theo đúng tiến độ dự kiến.

 

     Việc các bất động sản bị chậm triển khai cũng được QCG thể hiện trong các báo cáo tài chính thông qua giá trị các dự án dở dang của công ty này.

 

     Theo báo cáo tài chính quý IV/2018 của QCG, tính đến cuối năm 2018, doanh nghiệp này có tới 7.476 tỷ đồng giá trị hàng tồn kho. Trong số này, có tới 7.026 tỷ là bất động sản dở dang, chiếm gần 64% tổng tài sản doanh nghiệp hiện có.

 

     Đây đều là các dự án bất động sản dở dang đang xây dựng chủ yếu gồm các khoản chi phí đền bù, tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến các dự án mà QCG đã chi ra.

 

     Hầu hết số dự án này của QCG đều trên địa bàn TP.HCM và đã tồn tại từ nhiều năm nay.

 

     Trong đó, dự án có quy mô lớn nhất mà QCG đang triển khai nhưng vẫn trong tình trạng dở dang chính là Dự án khu dân cư Phước Kiển với giá đầu tư gốc ban đầu lên tới 4.786 tỷ đồng. Đây là dự án rộng hơn 91 ha, cách đường Nguyễn Hữu Thọ khoảng 3-4km, giáp Rạch Ông Lớn và Rạch Đĩa. Doanh nghiệp đã chi ra số tiền hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư nhưng dự án này vẫn trong giai đoạn giải tỏa mặt bằng.

 

     Theo thông tin công bố, dự án cũng đã được thỏa thuận chuyển nhượng cho Công ty Sunny Island, tuy nhiên phần giá trị dự án vẫn ghi trên báo cáo tài chính của QCG.

 

     Dự án lớn thứ 2 của tập đoàn này đang trong tình trạng dở dang mang tên De Capella tại quận 2 với giá trị đã đầu tư 439 tỷ đồng.

 

     Một số dự án khác cũng đang dở dang là Sông Đà Riverside tại quận Thủ Đức, với diện tích hơn 24.322 m2, số tiền đã chi đầu tư ban đầu 378 tỷ đồng; Dự án Tân Phong - Tân Thuận (Lavida) với giá trị đã đầu tư 378 tỷ đồng. Lavida chính là dự án mà QCG mua lại từ Công ty Tân Thuận từng gây ra nhiều lùm xùm liên quan tới việc bán đất với giá bèo hồi đầu năm 2018...)

 

     QCG còn đang có lợi ích tại nhiều dự án khác trên địa bàn TP.HCM thông qua các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty liên kết của mình như 315 tỷ (43,8% vốn) góp vốn tại Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh Nhà Phạm Gia; 135 tỷ đồng (31,4% vốn) góp vào CTCP Quốc Cường Liên Á; hay 166 tỷ đồng (49,9% vốn) góp tại CTCP BĐS Sông Mã… Các doanh nghiệp này đều đang sở hữu một số dự án bất động sản khá lớn tại TP.HCM.

 

      Trong lúc gần 150 ha đất dự án bị ách tắc, bà Loan cho biết niềm hy vọng của doanh nghiệp là ở dự án có diện tích 3.000 m2 ở huyện Nhà Bè, khu vực không thuộc diện rà soát của chính quyền thành phố.

 

 

Nhiều dự án của Quốc Cường Gia Lai trên địa bàn TP.HCM nhiều năm vẫn trong giai đoạn giải phóng mặt bằng

 

 

     Theo bà Loan, diện tích này có thể giúp QCG kiếm được vài trăm tỷ đồng, từ đó có thể trang trải được chi phí, tiền lương cho nhân viên khoảng 1-2 năm. Từ đó giúp doanh nghiệp này có nguồn vốn để chờ đợi, khi thành phố rà soát xong có thể tiếp tục các dự án ở khu vực khác.

 

     Tuy nhiên, tại dự án 3.000 m2 đất ở đầy hy vọng này, Quốc Cường Gia Lai liên tục gặp khó khăn. Lô đất này được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 10/2017. Khi đó Quốc Cường Gia Lai đã hoàn thành đầy đủ hồ sơ thủ tục, đã được phê duyệt quy hoạch 1/500. Nhưng đến khi trình đến UBND TP.HCM để chấp thuận đầu tư, chuyên viên của cơ quan này lại trả lại.

 

     “Chuyên viên này hỏi tại sao Sở Xây dựng lại ghi là cơ bản hoàn thành mà không khẳng định hoàn thành. Chỉ một câu chữ thôi mà từ tháng 10/2017 đến nay bắt chúng tôi phải quay lại từ đầu làm lại dự án gần như 100%”, bà Loan nói.

 

     Theo đó, doanh nghiệp phải quay lại trình chấp thuận chủ trương đầu tư, xin phê duyệt lại quy hoạch 1/2000 trong khi doanh nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch 1/500. Sau đó, UBND TP.HCM đã có động thái thông cảm và thương doanh nghiệp đã tổ chức cuộc họp tháo gỡ dưới sự chủ trì của ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, vào tháng 10/2018.

 

     Vị này đề nghị Sở Quy hoạch và Kiến trúc (QH&KT) phối hợp với UBND quận 7 điều chỉnh quy hoạch 1/2000, cập nhật phê duyệt quy hoạch cho doanh nghiệp. Sau đó Giao UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ, t thiết lập chủ trương đầu tư cho doanh nghiệp.

 

Vay nợ chính chủ tịch công ty 308 tỷ đồng

 

     Tại hội nghị, vị chủ tịch kiêm CEO của Quốc Cường Gia Lai, cho biết ngoài trách nhiệm với cổ đông và hơn 3.000 người lao động của doanh nghiệp, bà còn nặng trách nhiệm nợ vay ngân hàng.

 

     Theo báo cáo tài chính của Quốc Cường Gia Lai, doanh nghiệp cũng đang gặp khó với các khoản vay nợ tại nhiều ngân hàng. Tính đến cuối năm 2018, QCG có tổng cộng 6.894 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó, số nợ vay tài chính có phát sinh lãi là 593 tỷ.

 

     Chủ nợ lớn nhất hiện nay của QCG chính là ngân hàng Vietcombank Gia Lai với 3 khoản tín dụng với tổng trị giá 490 tỷ đồng. Tuy nhiên, 2 khoản vay trong số này với tổng giá trị 420 tỷ đồng, có hạn tới tháng 6/2029.

 

     Ngoài ra, QCG còn vay khoản tiền 38 tỷ đồng của BIDV Gia Lai; và hơn 57 tỷ đồng của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga Đà Nẵng…

 

Kết quả kinh doanh của Quốc Cường Gia Lai

 

 

     Công ty này hiện cũng đang có tới 4.925 tỷ đồng phải trả ngắn hạn khác bao gồm các khoản nợ phải trả cho bên thứ 3 và các bên liên quan không phát sinh lãi.

 

     Cụ thể, các khoản phải trả bên thứ ba ngắn hạn với tổng giá trị 4.343 tỷ đồng chính là số tiền mà công ty đã nhận trước từ đối tác Sunny trong thương vụ chuyển nhượng dự án Phước Kiển, cùng với đó là các khoản tiền nhận cọc dự án từ khách hàng, tiền nhận góp vốn hợp tác đầu tư từ các doanh nghiệp khác

 

     Để bổ sung nguồn vốn lưu động của mình đảm bảo hoạt động doanh nghiệp, QCG cũng đang mượn từ các bên liên quan là lãnh đạo và người nhà lãnh đạo doanh nghiệp số tiền hơn 581 tỷ đồng. Trong đó, riêng cá nhân bà Loan đang cho công ty mượn 308 tỷ đồng không tính lãi vay.

 

     Cũng theo kết quả báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty này, tính đến thời điểm cuối năm 2018, khoản tiền và tương đương tiền của QCG chỉ là 133 tỷ đồng, chiếm chưa tới 1% tổng tài sản công ty hiện có.

 

     Điều này cho thấy phần lớn tài sản của doanh nghiệp đã được mang đi đầu tư vào các dự án, trong khi công ty phải đi vay tiền từ các bên liên quan để bổ sung nguồn vốn lưu động.

 

     Trong năm 2018, QCG chỉ ghi nhận khoản doanh thu thuần đạt mức 732 tỷ, giảm 15%. Lợi nhuận trước thuế từ đó cũng giảm tới 79%, chỉ đạt 106 tỷ đồng, tương đương 33% kế hoạch năm.

 

(Theo New.zing.vn)     

 

Chia sẻ:
Copyrights © 2017 - 2022 MINH VIET PHAT GROUP. All rights reserved. Designed by AIB.VN