Luật sư Lê Trọng Minh cho rằng, bà Quy không nằm trong các trường hợp bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.
Tin nổi bật
>> Tổng công ty Vinaconex khảo sát đầu tư tại Bình Phước
>> Ông “trùm” của đa cấp Liên Kết Việt và 6 đồng phạm bị truy tố về hành vi lừa đảo
Sau 7 giờ tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với bà Nguyễn Bích Quy (54 tuổi, trú tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội), người đưa đón học sinh trường Gateway về tội vô ý làm chết người, vào tối 27/8 cơ quan điều tra đã thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Quy.
Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam bà Quy thời gian 03 tháng. Cơ quan điều tra đã đến nhà bà Quy tống đạt quyết định và thực hiện lệnh bắt bà Quy.
Bà Nguyễn Bích Quy bị bắt tạm giam tại nhà riêng thuộc tổ 28 phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội vào tối ngày 27/8
Ngày 28/7, xác nhận với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Luật sư Lê Trọng Minh (người nhận bào chữa cho bà Nguyễn Bích Quy) cho biết, bà Quy bị bắt tạm giam vào khoảng 18 giờ ngày 27/8/2019.
Tức sau 7 giờ kể từ thời điểm bị tống đạt quyết định khởi tố bị can về tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Bộ luật hình sự.
Luật sư Lê Trọng Minh tỏ ra khá bất ngờ khi cơ quan điều tra áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam đối với bà Quy.
Luật sư Minh cho biết, theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì biện pháp ngăn chặn tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng;
Đối với bị can, bị cáo bị tạm giam về tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà hình phạt tù trên 2 năm thì chỉ có thể áp dụng khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp như: Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Luật sư Lê Trọng Minh cho rằng, bà Nguyễn Bích Quy không nằm trong các trường hợp trên, nên không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Bộ luật hình sự thì tội mà bà Quy bị khởi tố có khung cao nhất là 5 năm tù, thuộc trường hợp nghiêm trọng. Như vậy trường hợp của bà Quy không thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam. Việc bắt tạm giam là trái quy định của pháp luật.
Là luật sư bào chữa cho bà Nguyễn Bích Quy, Luật sư Lê Trọng Minh cho biết: “Chúng tôi chuẩn bị gửi văn bản yêu cầu 2 nội dung. Thứ nhất, cơ quan chức năng gửi thông báo về người bào chữa cho bà Quy. Chúng tôi đã gửi hồ sơ đăng ký bảo vệ cho bà Quy trực tiếp ngày hôm qua. Hôm nay, chúng tôi tiếp tục gửi một bộ hồ sơ nữa qua đường bưu điện.
Nội dung thứ hai, chúng tôi yêu cầu hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bà Nguyễn Bích Quy”.
( Nguồn giaoduc.net.vn )
- Nga tuyên bố chỉ cần 20 ngày để xóa sổ phi đội F-16 Ukraine (02.11.2023)
- Bình Dương khởi động Dự án Vành đai Đông Bắc 2 gần 629 tỷ đồng (01.11.2023)
- Chiến sự Trung Đông: Israel sử dụng bom địa chấn tấn công Gaza (25.10.2023)
- Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân bị đề xuất kỷ luật (24.10.2023)
- NGỌC TRINH CÓ THỂ NGỒI CHƠI XƠI NƯỚC TỚI 7 NĂM (20.10.2023)
- 34 giờ truy bắt kẻ giết, phân xác cô gái 17 tuổi ở Hà Nội (17.10.2023)
- Cảm động chàng trai chạy xe ôm chăm sóc mẹ ung thư giai đoạn cuối (16.10.2023)
- Bình Phước dự kiến quy hoạch hai tuyến đường sắt dài khoảng 230 km (13.10.2023)
- BẢY THI THỂ DẠT VÀO BỜ BIỂN PHÚ QUỐC NGHI LIÊN QUAN VỤ ĐẮM THUYỀN (30.09.2022)
- NGƯỜI MALAYSIA MẮC BẪY VIỆC NHẸ LƯƠNG CAO (28.09.2022)