MINH VIET PHAT GROUP, Lô J55 Đường NE8, Mỹ Phước 3, Phường Thới Hòa, Bến Cát, Bình Dương , Ho Chi Minh, 70000, VN. 0945 56 6262
Hotline: 0945 56 6262
google.com tiwtter.com youtube.com facebook.com

TIẾNG VIỆT 1- CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC: PHƯƠNG PHÁP DẠY TIÊN TIẾN HAY BẤT HỢP LÝ ???

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về phương pháp dạy của sách “ Tiếng Việt 1 - Công Nghệ Giáo Dục” do GS Hồ Ngọc Đại làm chủ biên.

 

Sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại gồm 3 tập với thứ tự: âm-chữ, vần và tự học. Sách hướng dẫn học sinh đánh vần trên cơ sở phân tích cấu trúc ngữ âm của Tiếng Việt, có phân biệt rạch ròi âm với chữ, Ví dụ âm /cờ/ và chữ c,k,q,...Mục tiêu của sách này là dạy tiếng trước dạy chữ. Theo quan điểm của chủ biên thì đây là điều thuận theo quy luật tự nhiên: trẻ biết phát âm trước biết chữ.

 

Theo phương pháp dạy mới này, điểm khác biệt làm dư luận ồn ào là các tiếng được mô hình hóa thành các hình tròn, vuông, ngôi sao,....theo nguyên tắc các tiếng giống nhau được kí hiệu bởi hình giống nhau và có cùng màu,....theo phương pháp này, học sinh có thể đọc rất tốt khi nhìn hình, nhưng nhìn vào chữ lại không biết đó là chữ gì, làm hầu hết phụ huynh rất hoang mang và không biết dạy các em theo cách nào vì đã quen với cách học và dạy truyền thống từ trước tới nay.

 

 

Một điểm khác biệt đáng chú ý trong giáo trình này là các âm c,k,q đều được đọc là /cờ/ và các âm đôi cũng có những khác biệt như: uô đọc là /ua/ có hai cách viết là ua và uô; trong khi trong sách phổ thông "ua" và "uô" cách đọc khác nhau. Nguyên âm ươ cũng có hai cách viết là ưa và ươ, đều đọc là /ưa/; khác với sách giáo khoa đại trà ươ sẽ đọc là 'ư-ơ/ hoặc trong sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục, có ba nguyên âm đôi là iê (đọc là /ia/) và có 4 cách viết là ia, ya, iê, yê. Trong khi sách giáo khoa đại trà chữ ia/ya, iê/yê phát âm lần lượt là /i-a/ và /i-ê/.

 

 

 

Nói về những khác biệt của phương pháp dạy học lạ này , GS Ngô Bảo Châu cũng đã trải nghiệm và chia sẻ quan điểm trên trang cá nhân Facebook trong ngày 30/8.  Ông bày tỏ “Xuất phát từ trải nghiệm cá nhân, tôi đảm bảo học theo phương pháp của thầy Đại vẫn biết đánh vần như thường. Tuy nhiên, đôi khi có thể viết sai chính tả (chưa chắc đã do lỗi của phương pháp)”. Dù không bác bỏ phương pháp đánh vần của Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục, tuy nhiên, trong ý kiến của mình, GS Ngô Bảo Châu cũng cho thấy sự lo ngại về việc học sinh có thể viết sai chính tả vì thói quen đọc sao viết vậy.

 

Theo GS. Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, thể hiện quan điểm cá nhân về việc dùng các khái niệm ngữ âm học dạy trẻ em đánh vần như sách "Công nghệ giáo dục" nảy sinh  ra rất nhiều bất cập. Trước hết, bất cập ngay trong hệ thống khái niệm, thuật ngữ của cách dạy đánh vần theo giáo trình này.

 

Trong văn bản thông báo kết quả đánh giá tài liệu “Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục” đến đại biểu quốc hội vào ngày 23.10.2017, Bộ GD&ĐT cho biết, bên cạnh những ưu điểm, tài liệu nói trên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như sau:  

 

Mục tiêu giúp học sinh phát triển kỹ năng nói và nghe chưa được thể hiện trong tài liệu. Các hướng dẫn, hoạt động giúp học sinh đọc hiểu bài đọc như tìm hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu và đoạn văn, trả lời câu hỏi đọc hiểu chưa được chú trọng. Vì vậy học sinh có thể đọc thành tiếng văn bản tốt nhưng không hiểu nghĩa của đoạn văn.

 

Tài liệu cũng chưa đáp ứng tốt mục tiêu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hạn chế này thể hiện rõ nhất qua phần ngữ liệu...

 

Trong thực tế, chương trình Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên đã được đưa vào dạy học “thí điểm” cách đây 40 năm tại trường Thực nghiệm. Trong suốt 40 năm ấy, phương pháp dạy của ông vẫn gặp phải 2 luồng ý kiến trái chiều: ủng hộ, chống đối.

 

GS. Hồ Ngọc Đại

 

Vào năm 1979, cải cách giáo dục lần thứ 3, cả nước thống nhất học sách cải cách, duy chỉ có Trường Thực nghiệm Công nghệ giáo dục vẫn duy trì học sách của GS. Hồ Ngọc Đại.

 

Năm 1986, nhận thấy có năm có tới 650.000 học sinh lưu ban trên tổng số gần 2 triệu học sinh lớp 1, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình lúc đó đã quyết định khuyến khích các địa phương đưa bộ sách của GS. Hồ Ngọc Đại vào chương trình học.

 

Năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho cả nước theo chương trình 2000. Sách Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại bị đưa ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông.

 

Năm 2006, ngành giáo dục phát hiện nạn ngồi nhầm lớp diễn ra phổ biến, có học sinh sáng học lớp 6 chiều học lớp 1 để tập đọc. Trước hiện trạng đó, GS. Hồ Ngọc Đại đưa sách giáo khoa Công nghệ giáo dục quay trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp Bộ: "Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số". Giáo sư đi Lào Cai vận động chính quyền địa phương đưa sách giáo khoa Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục vào chương trình giảng dạy.

 

Năm 2008, Bộ GD&ĐT quyết định cho tiếp tục thí điểm sách Công nghệ giáo dục tại 5 tỉnh.

 

Năm 2013, Bộ GD&ĐT bỏ thuật ngữ "thí điểm", tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục được xem là một phương án dạy học chính thức để các tỉnh thành lựa chọn đưa vào giảng dạy.

 

Năm 2016 có 48 tỉnh thành tham gia. Bộ GD&ĐT, Vụ Giáo dục tiểu học đã thường xuyên có chỉ đạo các Sở, các địa phương về việc triển khai dạy tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại.

 

Và thời gian gần đây, dư luận lại xôn xao, phản ứng gay gắt khi cho rằng cách dạy đánh vần “lạ” với ô vuông và hình tròn trong sách giáo khoa Giáo dục Công nghệ lớp 1 là không phù hợp, đi ngược lại cách dạy và học truyền thống. Nhiều ý kiến cho rằng con người không phải là công nghệ, nên đừng đem ra làm “vật thí nghiệm”, hay sách giáo khoa Công nghệ giáo dục Tiếng Việt lớp 1 có vấn đề….

 

Trước làn sóng dư luận hiện tại, sáng nay 8/9, tại Hà Nội, GS Hồ Ngọc Đại, “cha đẻ” của chương trình Công nghệ giáo dục với cách đánh vần lạ, “ô vuông, hình tròn” sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc về phương pháp dạy học này.

 

 

>> Nhà phố thương mại <<

>> Bình Dương – miền đất hứa cho nhà đầu tư bất động sản <<

>> Đất nền – Phân khúc tiềm năng cho nhà đầu tư <<

 

 

Chia sẻ:
Copyrights © 2017 - 2022 MINH VIET PHAT GROUP. All rights reserved. Designed by AIB.VN