MINH VIET PHAT GROUP, Lô J55 Đường NE8, Mỹ Phước 3, Phường Thới Hòa, Bến Cát, Bình Dương , Ho Chi Minh, 70000, VN. 0945 56 6262
Hotline: 0945 56 6262
google.com tiwtter.com youtube.com facebook.com

TRƯỚC KHI LÀM DỰ ÁN 2000 TỶ, ÔNG HUỲNH UY DŨNG CÓ GÌ?

 

Ông Huỳnh Uy Dũng, còn gọi là Dũng “ lò vôi”, chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Nam- chủ đầu tư dự án khu nhà ở có vốn đầu tư 2.312 tỷ đồng vừa được tỉnh Bình Dương chấp thuận. Vị đại gia nổi tiếng này có khối tài sản như thế nào trước khi bước vào lĩnh vực nhà ở???

 

 

 

 

 

 

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Dương vừa ký duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu nhà ở Đại Nam, tại phường Phú Tân, TP. Thủ Dầu Một do Công ty Cổ phần Đại Nam làm chủ đầu tư.

 

Với việc dự án khu nhà ở Đại Nam có tổng diện tích khoảng 1.000.000m2, với tổng vốn đầu tư 2.321 tỉ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu thực hiện dự án 989.8 tỉ đồng được chấp thuận, thì ông Dũng đã bổ sung thêm một dự án khủng vào danh mục các dự án đình đám của mình tại bình dương.

 

Cụ thể, khu nhà ở Đại Nam có tổng diện tích 1 triệu m2, trong đó có khoảng 763.000m2 là đất ở, công trình công cộng chiếm 19.566m2, đất trồng cây xanh 40.400m2 và đất giao thông là 235.000m2. Theo dự kiến, công trình này sẽ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 20.000 người với hơn 3300 căn hộ.

 

Dũng “ lò vôi “ - Ông chủ của các khu công nghiệp

 

Khi nhắc đến ông Huỳnh Uy Dũng cái tên gắn liền với sự thành công của hàng loạt khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương. Vị doanh nhân này được xem là người tiên phong trong việc xây dựng mô hình khu công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, thay vì cái tên Huỳnh Uy Dũng người ta lại nhớ đến ông nhiều hơn bởi tên gọi Dũng “lò vôi”.

 

Ông Dũng quê gốc ở Bình Định và khởi nghiệp bắt đầu từ nghề làm lò vôi. Sau đó, ông bán xí nghiệp lò vôi và chuyển qua làm sơn mài với chức giám đốc Công ty sơn mài Thanh Lễ (tỉnh Sông Bé - nay là tỉnh Bình Dương), sau đổi tên thành Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ - Thalexim.

 

Năm 1992, Thalexim trở thành đơn vị đầu tiên trên cả nước được phép thí điểm thành lập khu công nghiệp Bình Đường với diện tích 16,5ha (huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Năm 1995, Thalexim tiếp tục triển khai khu công nghiệp Sóng Thần 1 với diện tích 178 ha.

 

Năm 1996, ông Dũng quyết định gầy dựng sự nghiệp riêng khi thành lập Công ty cổ phần Sóng Thần, chủ đầu tư khu công nghiệp Sóng Thần 2, với diện tích 279 ha. Năm 2005 ông mở tiếp khu công nghiệp Sóng Thần 3 với diện tích 533 ha.

Đến năm 1999, ông Dũng nuôi tham vọng mới khi khởi công xây dựng khu du lịch Đại Nam. Ông cũng đổi tên công ty thành Công ty cổ phần Đại Nam, và giữ vai trò Chủ tịch HĐQT.

                                                                                                                     

 

Một phong cách riêng và dự án để đời.

 

Khu Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến với quy mô đồ sộ, diện tích lên tới 450ha tọa lạc tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, công trình được khởi công và xây dựng trong gần 10 năm, với số vốn đầu tư khủng, gần 6000 tỉ đồng có thể xem là dự án “ tâm huyết” của ông Dũng “ lò vôi”.

 

Năm 2007, dự án Đại Nam hoàn thiện và đưa vào khai thác du lịch bao gồm nhiều công trình như: Kim Điện, Khu trò chơi hiện đại, Vườn thú Đại Nam, Dãy núi Bảo Sơn, Biển nhân tạo Đại Nam, Đền thờ Đại Nam quốc tự…

 

Dù công trình Đại Nam Văn Hiến quy mô và đầy hấp dẫn, nhưng để hoàn thành và duy trì hoạt động của dự án này, ông Dũng đã phải trải qua không ít sóng gió.

 

Sau khi công trình này được hoàn công và đưa vào hoạt động, những thông tin đồn thổi về việc doanh nghiệp của ông nợ nần số tiền khủng lên đến 2.000 tỉ đồng. Ông Dũng sau đó đã tuyên bố thưởng cho bất cứ ai chứng minh được Đại Nam đang nợ số tiền trên.

 

Sự kiện gây sóng gió nhất đối với Dũng “ lò vôi” có lẽ là tuyên bố đóng cửa khu du lịch Đại Nam vào tháng 11/2014. Cụ thể, ngày 4/11/2014, trên website chính thức của khu du lịch này đã xuất hiện thông báo tạm ngưng phục vụ từ ngày 10/11 đến hết ngày 31/12, đồng thời phục vụ miễn phí du khách những ngày mở cửa cuối cùng.

 

Quyết định gây sốc này của ông Dũng được dư luận cho là nhằm phản ứng lại những quyết định của UBND tỉnh Bình Dương. Theo đó, UBND tỉnh Bình Dương ra văn bản yêu cầu thu hồi quyền sử dụng 61,4 ha đất của công ty Đại Nam với 12 văn bản trong vòng 51 ngày. Bên cạnh việc thông báo đóng cửa Đại Nam, ông Dũng cũng gửi đơn lên Chính phủ để tố cáo lãnh đạo tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, tuyên bố đóng của Đại Nam của ông Dũng chỉ duy trì được trong thời gian ngắn sau đó mở cửa trở lại.

 

Vào tháng 8/2015, Thanh tra tỉnh Bình Dương công bố Kết luận thanh tra số 2735/KL-UBND liên quan đến các sai phạm tại các dự án của Công ty Đại Nam. Từ đó, đơn vị thanh tra buộc Công ty Đại Nam phải nộp tổng số tiền thuế vi phạm và tiền xử phạt lên tới 99,05 tỉ đồng. Cụ thể, riêng truy thu thuế là 58,6 tỉ đồng, xử phạt hành chính 26,9 tỉ đồng, thu tiền chậm nộp là 13,4 tỉ… Ông Dũng sau đó đã chấp nhận nộp phạt khoản tiền này nhưng ông tuyên bố sẽ tiếp tục khiếu nại.

 

Sự việc sau đó dần lắng xuống, năm 2016, ông Dũng quyết định nâng tầm Khu du lịch Đại Nam khi tuyên bố xây dựng dự án trường đua ngựa có vốn đầu tư 100 triệu USD (khoảng 2.300 tỉ đồng).

Như vậy, sau nhiều năm lăn lộn trên thương trường, đại gia Dũng “lò vôi” đã nắm trong tay nhiều bất động sản và tài sản khủng như: Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến, khu công nghiệp Sóng Thần 2, khu công nghiệp Sóng Thần 3, Khu đô thị Trung Tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu dân cư Sóng Thần, Khu đô thị thương mại dịch vụ Sóng Thần.

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ:
Copyrights © 2017 - 2022 MINH VIET PHAT GROUP. All rights reserved. Designed by AIB.VN