MINH VIET PHAT GROUP, Lô J55 Đường NE8, Mỹ Phước 3, Phường Thới Hòa, Bến Cát, Bình Dương , Ho Chi Minh, 70000, VN. 0945 56 6262
Hotline: 0945 56 6262
google.com tiwtter.com youtube.com facebook.com

VÌ SAO BIDV PHẢI TRẢ LẠI 1.633 TỶ ĐỒNG CHO CBBANK?

 

     Sau khi rút khống tiền từ Sacombank, Phạm Công Danh đã tiến hành chuyển 1.633 tỷ đồng trả nợ của Tập đoàn Thiên Thanh và các công ty riêng tại BIDV. Do đó, số tiền này được xem là vật chứng vụ án.

 

 

     Hội đồng xét xử (HĐXX) phiên tòa Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2 vừa tuyên đọc bản án.

 

 

 

BIDV phải trả 1.633 tỷ đồng cho CBBank

 

 

   

 

     Thông qua 6 công ty, Phạm Công Danh đã vay 1.800 tỷ đồng từ Sacombank với tài sản đảm bảo bằng tiền gửi của VNCB. Sau khi được giải ngân, số tiền này được Phạm Công Danh chuyển 457 tỷ đồng đến BIDV chi nhánh Hải Vân1.176 tỷ đồng đến BIDV chi nhánh Sở giao dịch 2 để trả cho các khoản nợ của Tập đoàn Thiên Thanh và các công ty riêng của mình. Số tiền còn lại 166 tỷ đồng được Phạm Công Danh dùng hết.

 

 

     HĐXX xác định số tiền trả khoản vay cho Thiên Thanh và các công ty riêng có nguồn gốc từ số tiền vật chứng vụ án, do đó cần được thu hồi trả lại cho CBBank (tên gọi của Ngân hàng Xây dựng - VNCB sau khi được NHNN mua giá 0 đồng).

 

 

     HĐXX buộc BIDV chi nhánh Hải Vân  và chi nhánh  Sở giao dịch 2 hoàn trả cho CBBank lần lượt 457 tỷ đồng1.176 tỷ đồng. HĐXX cho rằng 1.663 tỷ đồng này là vật chứng vụ án liên quan đến hành vi của Phạm Công Danh trong việc cố ý làm trái tại Sacombank.

 

 

     Cũng lưu ý thêm, 1.663 tỷ đồng BIDV buộc phải hoàn trả không hề liên quan tới vụ án Phạm Công Danh rút khống 4.700 tỷ đồng từ BIDV. 1.663 tỷ đồng thực chất là tiền do Phạm Công Danh thực hiện sai phạm mà có, dùng để trả nợ vay tại BIDV của Thiên Thanh và các công ty con.

 

 

     Còn lại, việc BIDV cho vay 4.700 tỷ đồng và cấn trừ nợ bằng trái phiếu tài sản đảm bảo đã không gây thiệt hại cho BIDV trong vụ án. Việc cấn trừ này là hoàn toàn hợp pháp theo kết luận từ HĐXX và BIDV không có nghĩa vụ trả lại CBBank.

 

 

CBBank phải trả bị cáo Phạm Công Danh hơn 2.100 tỷ đồng

 

 

     Theo cáo trạng, 4.500 tỷ đồng bị cáo Phạm Công Danh lập khống hồ sơ chuyển về VNCB nhằm tăng vốn điều lệ nhưng không được NHNN đồng ý. Tại thời điểm khởi tố vụ án, số tiền này vẫn nằm ở CBBank. HĐXX buộc CBBank phải trả lại 4.500 tỷ đồng cho bị cáo Phạm Công Danh và điều chỉnh hạch toán vốn điều lệ ngân hàng ở con số chính xác là 3.000 tỷ đồng.

 

 

 

     Tuy nhiên, HĐXX đã tuyên thu hồi 2.371 tỷ đồng được xem là vật chứng vụ án về CBBank nên CBBank chỉ có nghĩa vụ trả lại bị cáo Danh hơn 2.100 tỷ đồng.

 

 

     Trên thực tế, bị cáo Phạm Công Danh còn phải thực hiện các nghĩa vụ thi hành án ở cả hai giai đoạn của bản án nên HĐXX quyết định số tiền 2.100 tỷ đồng sẽ được giữ lại, đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của bị cáo.

 

 

Không yêu cầu 3 ngân hàng trả lại 6.126 tỷ đồng cho CBBank

 

 

     Tại các phiên tòa trước đây, đại diện Viện kiểm sát (VKS) đề nghị thu hồi 6.126 tỷ đồng để trả CBBank vì vi phạm luật các tổ chức tín dụng, có thỏa thuận trước với người có trách nhiệm ở các ngân hàng, chỉ có mỗi chữ ký của Phan Thành Mai (cựu tổng giám đốc VNCB) mà không có chữ ký người thẩm định rủi ro. Hồ sơ vay, tài sản cầm cố, phương án vay vốn cũng không được thẩm định, không được thẩm tra.

 

 

     VKS cho rằng ba ngân hàng chỉ căn cứ vào tài sản cầm cố bảo lãnh cho vay, bỏ mặc hậu quả xảy ra, chấp nhận có thể mất tiền đối với các hồ sơ nêu trên. Do đó, các ngân hàng phải tự chịu trách nhiệm trước hậu quả do chính các ngân hàng gây ra. Chưa kể, việc thực hiện cầm cố tiền gửi của VNCB và thu hồi nợ là chưa hợp lý. Theo đại diện VKS, số tiền mà Phạm Công Danh lấy từ VNCB bảo lãnh cho 3 ngân hàng phải được xếp vào là vật chứng vụ án, phải được thu hồi cho VNCB (nay là CBBank). Đồng thời, VKS cũng kiến nghị Phạm Công Danh phải bồi hoàn số tiền 6.126 tỷ đồng cho 3 ngân hàng.

 

 

     Tuy nhiên HĐXX nhận định, Phạm Công Danh vì muốn có tiền sử dụng đã đem tiền đi gửi tại 3 ngân hàng, bằng chính các hợp đồng tiền gửi. Hay nói cách khác, tiền của VNCB đã được cầm cố tại 3 ngân hàng để vay tiền và toàn bộ số tiền được chuyển về cho Phạm Công Danh sử dụng.

 

 

     Sau đó, 29 công ty không có khả năng trả nợ nên 3 ngân hàng đã tiến hành thu nợ từ số tiền gửi của VNCB, gây thiệt hại cho VNCB 6.126 tỷ đồng.

 

 

     Theo kết luận giám định của NHNN, việc 3 ngân hàng thu nợ là phù hợp hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng tín dụng, đúng với quy định. Như vậy HĐXX xét thấy số tiền 3 ngân hàng chuyển cho Phạm Công Danh sử dụng mới là đối tượng cần được thu hồi, là vật chứng vụ án chứ không phải số tiền VNCB đem gửi tại các ngân hàng.

 

 

     Do đó, vật chứng vụ án cần được thu hồi chính là số tiền Phạm Công Danh đã sử dụng sau khi vay được từ 3 ngân hàng thông qua 29 công ty chứ không phải tiền 3 ngân hàng thu nợ theo đúng quy định pháp luật.

 

 

Chia sẻ:
Copyrights © 2017 - 2022 MINH VIET PHAT GROUP. All rights reserved. Designed by AIB.VN