Quân đội Trung Quốc sắp tiến hành cuộc tập trận phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, giữa lúc ngày càng có nhiều quan ngại về hành vi của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Tin liên quan
>> Ở chung với rác – Nỗi ám ảnh của người dân hai bên con rạch ô nhiễm nhất Sài Gòn
>> Cuộc họp đại hội cổ đông đặc biệt của VEAM trước khi ông Trần Ngọc Hà bị bắt
Cục Hải sự Trung Quốc ngày 5/8 đã phát đi hai cảnh báo hàng hải về hoạt động "huấn luyện quân sự" tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, lần lượt diễn ra trong hai ngày 6-7/8.
Theo các thông báo vắn tắt, cuộc tập trận thứ nhất diễn ra trong các khung giờ 9h30-11h30 và 15h-18h ngày 6/8, trong khi cuộc tập trận thứ hai diễn ra từ 15h tới 17h ngày 7/8.
Tàu hải quân Trung Quốc trong một lần tập trận phi pháp ở vùng biển thuộc Hoàng Sa
Tọa độ được nêu trong các thông báo cho thấy khu vực tập trận nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh dùng vũ lực chiếm đóng phi pháp từ năm 1974.
Thông báo cũng yêu cầu tàu thuyền không tiến vào vùng biển nêu trên trong thời gian diễn ra các cuộc tập trận. Cục Hải sự Trung Quốc không nêu rõ số lượng binh sĩ, khí tài quân sự tham gia hoạt động.
Các cuộc tập trận diễn ra sau khi Trung Quốc đưa tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ tống đến khu vực bãi Tư Chính ở phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã mạnh mẽ lên án hành động của tàu Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc lập tức rút tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản... cũng lên tiếng chỉ trích các hành động "cưỡng ép" của Bắc Kinh tại khu vực.
Trung Quốc đã xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa
Các hoạt động của Trung Quốc như diễn tập quân sự, xây đảo nhân tạo, quân sự hóa các thực thể trên biển... là các hành vi đi ngược luật pháp quốc tế, gây căng thẳng, làm phức tạp tình hình Biển Đông, nhiều lần bị Việt Nam và cộng đồng quốc tế chỉ trích.
Cuối tuần qua, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 và các hội nghị liên quan ở Thái Lan, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tái khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phó thủ tướng cũng bày tỏ quan ngại về diễn biến phức tạp trên thực địa, trong đó có việc tiếp diễn các hoạt động quân sự hóa và các hành động đơn phương đi ngược lại luật pháp quốc tế, trái với tinh thần Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC), làm xói mòn lòng tin, tác động tiêu cực đến hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Sau khi kết thúc đợt hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam mạnh với báo chí: “Biển Đông vốn luôn là nội dung được trao đổi tại các hội nghị ASEAN. Lần này, do tình hình diễn biến gần đây trên Biển Đông, đặc biệt là vụ việc tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc cùng các tàu hộ tống hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các nước”. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết thêm phát biểu của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tại hội nghị về vấn đề Biển Đông rất thẳng thắn, chân thành, trên tinh thần xây dựng và hữu nghị, nhận được sự chia sẻ và ủng hộ của nhiều nước.
Trước đó, hôm 19/6, truyền thông Mỹ đăng hình ảnh vệ tinh cho thấy ít nhất 4 chiến đấu cơ J-10 đã được Trung Quốc triển khai tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Máy bay này có tầm tác chiến khoảng 740 km, bao trùm phần lớn diện tích Biển Đông và các tuyến hàng hải trọng yếu của khu vực.
Cuối tháng 6, đầu tháng 7, Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài một tuần tại khu vực rộng lớn cách quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 50 hải lý về phía bắc. Trước đó vào tháng 3, Trung Quốc cũng tổ chức tập trận trái phép ở Hoàng Sa.
( Nguồn tổng hợp zing.vn - thanhnien.vn )
- BẢY THI THỂ DẠT VÀO BỜ BIỂN PHÚ QUỐC NGHI LIÊN QUAN VỤ ĐẮM THUYỀN (30.09.2022)
- NGƯỜI MALAYSIA MẮC BẪY VIỆC NHẸ LƯƠNG CAO (28.09.2022)
- SỢ BỊ BÁN, 18 CÔNG DÂN THÁO CHẠY KHỎI CASINO Ở THỦ ĐÔ PHNÔM PÊNH (24.09.2022)
- TẦNG CHUYÊN ĐÁNH ĐẬP - NƠI ĐÁNG SỢ NHẤT VỚI NGƯỜI VIỆT Ở CAMPUCHIA (23.09.2022)
- ÔNG NĂM Ở CAMPUCHIA: TÔI ĐI CHUỘC NẠN NHÂN, CÓ NGƯỜI GẶP 3-4 LẦN (22.09.2022)
- CUỘC THÁO CHẠY CỦA 70 LAO ĐỘNG VIỆT Ở CAMPUCHIA (21.09.2022)
- LAO ĐỘNG VIỆT THÁO CHẠY KHỎI CASINO Ở CAMPUCHIA: LỪA ĐẢO TRONG CÔNG TY MA (20.09.2022)
- CHIÊU DỤ DỖ NHÀ ĐẦU TƯ CỦA CÁC ỨNG DỤNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GIẢ MẠO (17.09.2022)
- BỊ BỐC HƠI 300 TRIỆU ĐỒNG SAU KHI NGHE CUỘC ĐIỆN THOẠI TỪ ĐỐI TƯỢNG GIẢ MẠO CÔNG AN (16.09.2022)
- GỬI CON ĐI CHỮA BỆNH, NHẬN LẠI HŨ TRO CỐT: CHỦ TỊCH TP BẢO LỘC NÓI GÌ? (15.09.2022)